VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
I - HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hiện tại cả nước đang có 21 cảng hàng không đang khai thác, cụ thể gồm:
- 8 cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc.
- 13 cảng hàng không nội địa: Điện Biên, Đồng Hới, Vinh, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Chu Lai, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo, Thọ Xuân.
Trong số các cảng hàng không trên, chỉ có 4 cảng hàng không có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Các cảng hàng không còn lại không có nhà ga hàng hóa, toàn bộ hàng hóa xử lý trong nhà ga hành khách.
Thông số các cảng hàng không có nhà ga hàng hóa
Hiện nay mới chỉ có các cảng hàng không lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất là có các trung tâm logistics phục vụ xử lý hàng không. Tại Nội Bài, các trung tâm logistics như ACVS, ALS đảm nhiệm xử lý phần lớn khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đường hàng không với chủng loại hàng hóa khá đa dạng.
II – DỊCH VỤ GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Nhờ ở vị trí thuận lợi và kinh tế phát triển ổn định nên theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong giai đoạn 2013-2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Tuy nhiên vận chuyển nội địa vẫn chiếm ưu thế. Năm 2016, trong 1,4 triệu tấn tổng hàng hóa vận chuyển bằng máy bay thì hàng hóa vận chuyển trong nước chiếm gần 1 triệu tấn.
Hiện tại phân khúc thị trường nội địa được chia sẻ bởi 4 hãng hàng không trong đó 87% thị phần thuộc về Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Vietjet Air. Cùng với đó là 52 hãng nước ngoài đang khai khác các tuyến bay quốc tế đến Việt Nam với tổng thị phần 57,6%.
Đến hết năm 2016, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 55 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ; mạng đường bay nội địa gồm 41 đường bay đến 21 điểm. Tháng 10/2017, Vietnam Airlines và Hãng hàng không quốc gia Pháp (Air France) đã ký hợp đồng liên doanh trên đường bay giữa Việt Nam và Pháp. Tư sân bay Charles De Gaulle (Pháp), hành khách được nối chuyến đến 50
điểm ở châu Âu theo chuyến bay của Air France (so với 14 điểm hiện tại). Tư đó, kết nối với mạng đường bay của các hãng thành viên trong Liên minh hàng không toàn cầu. Đội tàu bay của tổng công ty hiện đang có 88 tàu bay trong đó có 42 máy bay thuê ngoài và 46 máy bay sở hữu. Theo kế hoạch hãng sẽ tiếp nhận 10 chiếc máy bay A350 và 8 chiếc B787 trong giai đoạn 2016-2019 nâng tổng số lượng tàu bay dự
kiến là 115 chiếc trong 2019. Tổng công ty cũng sẽ thuê thêm 20 chiếc máy bay A321 trong giai đoạn 2016-2020 để tăng năng lực khai thác và thay thế dần các dòng máy bay đã khai thác lâu.
VietJet Air dự kiến sẽ tăng số đường bay nội địa lên 45 vào năm 2019 và tăng số đường bay quốc tế lên 36 vào năm 2018. Đội máy bay của Công ty gồm 41 máy bay với độ tuổi trung bình là 3,03 tuổi trong đó gồm 30 máy bay Airbus A320-200 và 11 máy bay Airbus A321-200.
III – CÁC SÂN BAY TRÊN CẢ NƯỚC
Hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 8 sân bay quốc tế, trong đó có 2 sân bay dân dụng nội địa đang tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai (sân bay Liên Khương và Sân bay Cát Bi). Dự kiến khoảng năm 2015 tổng số sân bay quốc tế sẽ là 10 sân bay. Tất cả nằm dưới sự quản lý của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đặt trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
1. Sân Bay Côn Đảo (VCS)
- Thuộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đường cách hạ cánh dài 1287 m, đón các loại máy bay tầm ngắn như ATR.
- Loại đường băng: Nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 1830m.
- Không bay ban đêm.
2. Sân bay Phù Cát (UIH).
- Thuộc tỉnh Bình Định.
- Xây dựng năm: 1966
- Là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng.
- Cách trung tâm Quy Nhơn 30km.
- Loại đường băng bê tông
- Chiều dài đường băng: 3000m
- Không bay đêm.
3. Sân bay Cà Mau (CAH):
- Thuộc tỉnh Cà Mau.
- Xây dựng năm 1962
- Loại đường băng: Nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 1500m.
- Không bay đêm.
4. Sân bay quốc tế Cần Thơ (VCA)
- Sân bay Cần Thơ, còn có tên là Sân bay Trà Nóc, là một sân bay nằm tại quận Bình Thủy- Thành phố Cần Thơ. Sân bay phục vụ thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam
- Loại đường băng: nhựa đường
- Chiều dài đưòng băng: 3000km.
- Có bay đêm.
5. Sân bay Buôn Mê Thuột (BMV)
- Là sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự
- Tại thành phố Buôn Mê Thuột.
- Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm
6. Sân bay quốc tế Đà Nẵng(DAD)
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây NguyênViệt Nam
Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.
- Xây dựng vào năm 1940
- Có 2 đường băng.
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 3500m
- Có bay đêm.
7. Sân Bay Điện Biên Phủ (DIN)
- Sân bay Mường Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ thuộc nay thuộc phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Đây vốn là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ điểm 206 năm xưa, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày nay, sân bay này đã được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ.
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 1800m.
- Không bay đêm.
8. Sân bay Pleiku (PXU):
- Là một sân bay nhỏ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Sân bay có đường băng dài 1.817 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72. Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không miền trung quản lý. Sân bay này tiếp nhận các chuyến bay từ Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Loại đưòng băng: Nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 1800m
- Có bay đêm.
9. Sân bay Cát Bi (HPH):
Sân bay Cát Bi là một sân bay cấp III, thuộc thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay Cát Bi được người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau giải phóng miền Bắc (1955) được tiếp tục cải tạo và nâng cấp. Sân bay chính thức mở cửa cho hoạt động dân dụng từ năm 1985.
- Loại đường băng: nhựa đường
- Chiều dài đường băng: 2400m.
- Có bay đêm.
10.Sân bay quốc tế nội bài (HAN):
- Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở Miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc.
- Là sân bay lớn thứ 2 Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượng khách thông qua mỗi năm.
- Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc.
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 3200m/3800m.
- Xây dựng năm 1977.
- Có bay đêm.
11. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN).
- Xây dựng năm 1930.
- Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với 850 ha.
- Nằm cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.
- Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 43 hãng hàng không quốc tế (5 hãng bay theo mùa) đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. Emirates Alà hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (từ 6/2012).
- Phí sân bay: 18 đô-la Mỹ (cho các chuyến bay quốc tế). Phí sân bay đã được tính trong vé máy bay. Hành khách không cần phải mua khi đến sân bay như trước đây.
- Số lượng đường băng: 2
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 3000m/3800m
12. Sân bay quốc tế Cam Ranh (CXR)
Sân bay quốc tế Cam Ranh được xây dựng vào năm 1965. Là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hoà và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Tọa lạc tại Tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang 30km.
- Loại đưòng băng: bê tông
- Chiều dài đường băng 3100m.
- Có bay đêm.
13.Sân bay Rạch giá (VKG):
Sân bay Rạch Giá thuộc địa phận phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, ở cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7 km về phía Nam, thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam.
- Loại đường băng: nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 1500m.
- Không có bay đêm.
14. Sân bay quốc tế Phú Quốc (PQC)
Cảng Hàng Không Quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm Thị Trấn Đông Dương khoảng 5km về phía nam, đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích quy hoạch là 904,55ha.
Mới được xây dựng xong giai đoạn 1 vào cuối tháng 11 năm 2012 và đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012.
Cảng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động, như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn. Khi đưa vào khai thác, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc sẽ là cảng hàng không quốc tế thứ 3 được xây dựng tại miền Nam Việt Nam.
- Loại đường băng: nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 2100m.
- Không bay đêm.
15. Sân bay Liên Khương (DLI)
Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24/2/1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Sân bay Liên Khương thuộc thị trấn Liên Nghiã, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 28km về phía nam. Sân bay Liên Khương đã được đầu tư hơn 280 tỉ đồng để xây dựng một nhà ga mới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.
Hiện nay sân bay có một đường cất hạ cánh dài 3.250 m, có thể đón các loại máy bay tầm ngắn như Fokker, ATR72, Airbus A320,Airbus A321 Hiện nay SAA đang xây dựng ở đây đài chỉ huy không lưu trang bị hiện đai đạt chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
- Loại đường băng: nhựa đường.
- Chiều dài đường băng:3250m.
- Có bay đêm.
16. Sân bay Vinh (VII):
Sân bay vinh nằm ở tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 6-7km.
Năm 2009, Cảng hàng không Vinh đã thực hiện 63.167 lượt hạ cất cánh, vận chuyển hơn 257.000 hành khách; năm 2011 đón trên 530.000 khách. Năm 2012 đạt gần 700.000 lượt khách
-Loại đưòng băng: nhựa đường.
- Chiều dài đường băng: 3000m.
- Có bay đêm.
17. Sân bay Tuy Hòa (TBB):
Sân bay Đông Tác là một sân bay nằm ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ ngày 30/9/2011 thuộc quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Hiện nay các chuyến bay này đều sử dụng loại máy bay tầm thấp do ATR (Âu Châu) sản xuất là ATR 72, với động cơ cánh quạt và có sức chứa 60 chỗ ngồi.
Theo quy hoạch phát triển thì đến năm 2015 sân bay Tuy Hòa sẽ trở thành một sân bay quan trọng, có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320.
18. Sân bay Đồng Hới (VDH):
Tọa lạc tại xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Sân bay nằm về phía bắc, cách trung tâm Đồng Hới 6 km, gần giáp bờ Biển Đông và có đường băng 300 m về phía đông quốc lộ 1A.
Sân bay này được thực dân Pháp xây dựng vào thập niên 30, đến 30/8/2006 cụm hàng không miền Bắc đã xây dựng lại, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 18/5/2008.
Năm 2011, số lượt chuyến phục vụ là 956 lượt chuyến với 68.427 lượt khách, so với 984 lượt chuyến và 49.803 lượt khách năm 2010 và ước tính 1104 lượt chuyến hạ cất cánh với 90.000 lượt khách vào năm 2012.
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 2400m.
- Không bay đêm.
19. Sân bay quốc tế Chu Lai:
Tọa lạc tại tỉnh Quảng Nam, nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai.
Ngày 22 tháng 3 năm 2005, chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đã hạ cánh xuống đây.
Sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3000 ha
- Có 3 đường băng.
- Loại đường băng: bê tông.
- Chiều dài đường băng: 1600m/2400m/3000m.
- Không bay đêm.
20. Sân bay Nà Sản (SQH):
Nằm ở Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam. Sân bay nằm trên Quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Nam. Năm 2004, sân bay được "tạm đóng cửa để nâng cấp". Hiện tại, Sân bay Điện Biên Phủ vẫn tạm thời đảm nhận chức năng cảng hàng không thay cho sân bay Nà Sản.
- Loại đường băng: nhưạ đường.
- Chiều dài đường băng: 2400m.
-
21. Sân bay quốc tế Phú Bài (HUI).
Tọa lạc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sân bay quốc tế Phú Bài được xây dựng từ thời còn thực dân Pháp, người Pháp xây dựng sân bay này nhằm phục vụ kinh thành Huế. Nó được sửa chữa nâng cấp nhiều lần.
- 20/3/2013 đến 20/11/2013 đóng cửa nâng cấp, sữa chữa đường băng.
- Ngày 20/9/2013 Sân bay Huế đã mở cửa hoạt động trở lại.
- Loại đường băng: nhựa đường
- Chiều dài đường băng:27000m
22. Sân bay Sao Vàng (TXD):
Một sân bay hỗn hợp quân sự-dân dụng ở Thị Trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, 45 km về phía tây Thành phố Thanh Hoá.
Đến thới điểm năm 2012, sân bay này chỉ sử dụng cho hoạt động quân sự.
Đến năm 2013 sân bay này đã được cải tạo nâng cấp thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng.
Ngày 5/2/2013 chuyến bay đầu tiên từ Sân Bay Tân Sơn Nhất đã hạ cánh xuống sân bay này bằng máy bay tầm trung Airbus A321 184 chỗ, ban đầu tần suất 5 chuyến một tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu, bảy và chủ nhật, cất cánh 7h20 tại Tân Sơn Nhất và cất cánh 10h tại Sao Vàng, thời gian bay một chiều dự kiến là 1 giờ 55 phút, và sớm tăng lên mỗi ngày một chuyến. Ước tính năm đầu phục vụ khoảng 60.000-70.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượng khách ban đầu khoảng 15%, các năm sau tăng trưởng đạt từ 20% trở lên. Sân bay này đang được xem xét khả năng là một sân bay dự bị cho sân bay Nội Bài khi cần thiết.
Sân bay này có đường băng dài 3200m. Sân bay sẽ phục vụ máy bay tầm trung như Airbus A320-A321 hoặc tương đương.
- Hỗ trợ trực tuyến
- Hotline 1Yêu cầu dịch vụ1900.6568
- Hotline 2Khiếu nại dịch vụ1900.6568
- Follow us