DỊCH VỤ THUÊ NHÀ KHO HÀNG KHÔ
Lĩnh vực kho bãi ở Việt Nam có thể được chia thành hai phân khúc chính gồm nhà kho bảo quản hàng khô và kho lạnh. Hoạt động của hệ thống kho này khá đơn giản, chỉ nhằm mục đích bảo quản hàng hóa và tối ưu chi phí lưu kho. Một số công ty hiện tại mạnh về cho thuê và quản lý kho hàng như BS Logistics, Sotrans, Transimex, Gemadept, U&I Logistics, Vinafco Draco Seaborne, BK Logistics, ALS, ITL...
Dịch vụ nhà kho hàng khô
Phục vụ nhu cầu các nhà sản xuất và nhà phân phối đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh với các công ty tên tuổi như DKSH, DHL, Mappletrees, Gemadept, Draco, Vinafco và Transimex. Nhu cầu logistics chủ yếu tư xuất khẩu công nghiệp và thị trường tiêu dùng tăng nhanh. Trong đó xuất khẩu và những nhà bán lẻ tạp hóa được trông đợi là những nhân tố hàng đầu về nhu cầu logistics trong tương lai nhờ vào số lượng các FTAs ký kết.
Mô hình trung tâm phân phối
Là bước phát triển tiếp theo của kho hàng truyền thống. Việc ra đời trung tâm phân phối xuất phát tư nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng sản xuất với quy mô lớn theo dõi và truy xuất thông tin hàng hóa nhanh chóng chính xác. Các công ty ban đầu sử dụng dịch vụ này là công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh bán lẻ như: Unilever, P&G, Vinamilk, Masan...
Tổng diện tích hệ thống các trung tâm phân phối tại Việt Nam hiện khoảng 300 ha, phân bố rải rác tư Bắc vào Nam. Một số trung tâm phân phối lớn hiện đang hoạt động như: Hệ thống trung tâm phân phối tại Khu công nghiệp Sóng Thần và phía Bắc quy mô 100.000 m2 của Gemadept, trung tâm phân phối của Transimex và các trung tâm phân phối khác của các công ty nước ngoài như DHL, Damco...
Quy mô một số trung tâm phân phối lớn của Việt Nam
Theo báo cáo của công ty Amstrong & Associates về thị trường cung cấp dịch vụ logistics tổng hợp 3PL tại Việt Nam, doanh thu 3PL/Doanh thu ngành Logistics của Việt Nam khá nhỏ so với các quốc gia khác trên thế giới (khoảng 0,8%/GDP) mặc dù chi phí logistics chiếm hơn 20% của GDP. Vì vậy đòi hỏi phải có sự cân đối để hướng tới giảm tối đa chi phí logistics nhưng ngành sẽ mang lại nhiều doanh thu trong tương lai.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics ở Việt Nam gồm các doanh nghiệp 1PL (bản thân doanh nghiệp tự chủ động cung cấp dịch vụ không thuê ngoài dịch vụ vận chuyển lưu kho) hoặc 2PL (cung cấp các dịch vụ đơn lẻ chưa có tính tích hợp). Số lượng thuê ngoài dịch vụ logistics trọn gói 3PL còn chưa nhiều và giá trị thu về tư các hợp đồng 3PL còn rất hạn chế so với tiềm năng. Trong đó các công ty thuê
ngoài dịch vụ logistics chủ yếu là ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG các ngành nghề khác như phương tiện thiết bị công nghệ cao thiết bị tự động và ngành dược cũng chỉ chiếm con số rất nhỏ.
- Hỗ trợ trực tuyến
- Hotline 1Yêu cầu dịch vụ1900.6568
- Hotline 2Khiếu nại dịch vụ1900.6568
- Follow us