VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

1. Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ

2. Dịch Vụ Vận Tải Đường Bộ

3. Các Tuyến Quốc Lộ Trên Cả Nước

I - HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Hạ tầng giao thông đường bộ đã được cải thiện rõ rệt trong năm vưa qua, cả nước có tổng số 13 tuyến đường cao tốc, 146 tuyến đường quốc lộ chính với tổng chiều dài là 23.816 km, trong đó chủ yếu là đường bê tông nhựa. Ngoài ra còn có 998 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 27.176 km, 8680 tuyến đường huyện (57.294 km), 61.402 tuyến đường xã, 23.495 tuyến đường đô thị, 168.888 tuyến đường giao thông nông thôn. Đường chuyên dùng cũng có 2.476 tuyến với tổng chiều dài là 2.476 km.

Hạ tầng giao thông đường bộ

TT

Loại Đường

Tổng số tuyến

Tổng chiều dài (km)

Phân Loại Theo kết cấu mặt đường

Bê tông xi măng
BTXM

Bê tong nhựa
BTN

Đá dăm
LN

Cấp phối

Đất

Loại khác

1

Cao tốc

13

745

 

 

 

 

 

 

2

Quốc lộ

146
(tuyến chính)

23.816

970

14.586

6.585

333

80

1.262

3

Đường tỉnh

998

27.176

3.143

8.530

13.647

1.687

730

430

4

Đường huyện

8.680

57.294

9.308

7.532

24.455

8.041

10.506

530

5

Đường xã

61.402

173.294

66.949

5.086

18.420

28.466

53.268

4.835

6

Đường đô thị

23.495

27.910

5.480

30.598

5.519

2.109

1.497

174

7

Đường GTNT khác

168.888

256.377

94.500

10.585

12.113

36.152

100.647

6.633

8

Đường chuyên dùng

2.476

8.528

878

5.945

894

2.676

1.541

150

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải (2017)

II - DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Vận tải đường bộ là xương sống của vận tải Việt Nam. Sự phát triển của chuỗi cung ứng hàng hóa mở ra cơ hội rất rộng lớn nhưng mạng lưới đường bộ hiện chưa đủ đáp ứng. Chuỗi cung ứng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mạng lưới đường bộ kém phát triển nên khi phải đáp ứng nhu cầu logistics tăng vọt chắc chắn sẽ phát sinh các vấn đề về tắc nghẽn và mất an toàn. Sự mất cân đối trong mạng lưới vận tải về mức độ và chất lượng là một trong những yếu cản trở hiệu quả và năng lực cạnh tranh logistics của Việt Nam.

Phương thức vận tải đường bộ xuyên biên giới (CBT) sẽ là phương thức có nhiều triển vọng, đặc biệt trong khu vực ASEAN. Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy cần có các chính sách khuyến khích các công ty CBT phát triển và đẩy mạnh hoạt động CBT để phát triển kinh tế cũng như tạo ra nhiều thị trường hơn tư các nước trong khu vực.

Chính sách phát triển vận tải đường bộ có chiến lược sống còn vì đây là thành trì cuối cùng để các doanh nghiệp vận tải Việt Nam còn giữ được lợi thế. Công cụ sàn giao dịch là phương tiện tiên quyết để kết nối các đơn vị vận tải bộ kết nối sức mạnh hình thành liên minh. Tuy nhiên việc kết nối không đơn giản như taxi Grab hoặc Uber bởi nếu khách hàng của Grab và Uber là các cá nhân và dịch vụ đơn giản thì kết nối vận tải, đặc biệt vận tải container phức tạp hơn nhiều, bởi các trách nhiệm như hư hỏng rơ-moóc, vỏ container (là tài sản của hãng tàu và phải đền bù chi phí rất cao) hay việc phân chia tiền đặt cọc vỏ container cho các hãng tàu. Cơ hội phát triển hoạt động vận tải xuyên biên giới
Các nước ASEAN đã ký Hiệp định Khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia (AFAFIST) được ký kết vào ngày 10/12/2009 tại Manila để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia nhằm hỗ trợ thương mại lớn hơn và hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn.

Mục tiêu của Hiệp định là khuyến khích và tạo thuận lợi cho giao thông liên quốc gia giữa các quốc gia và thiết lập một hệ thống vận tải khu vực
hiệu quả tích hợp và hài hòa. Khu vực Đà Nẵng của Việt Nam đang cố gắng trở thành cửa ngõ của khu vực, đưa hàng hóa tới Lào và Hành lang kinh tế Đông Tây. Khu kinh tế mở Chu Lai và sân bay Chu Lai (điều chỉnh gần nhất theo Quyết định 32/2017/QĐ-TTg ngày 20/7/2017) có
thể tạo ra điểm trung chuyển mới cho vận tải hàng không chuyển phát nhanh, vận tải xuyên biên giới và thương mại điện tử. Còn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa sang Campuchia với tổng khoảng cách là 260 km với tổng thời gian là 5h.

Cơ hội phát triển vận tải xuyên biên giới

Click để xem ảnh to hơn



Ngoài ra, giữa các quốc gia ASEAN còn xây dựng Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS). Khung pháp lý được nêu ra trong Nghị định thư 7 của Hiệp định Khung ASEAN về Thuận lợi hóa Hàng hóa Quá cảnh (AFAFGIT) khuyến khích và tạo thuận lợi cho lưu thông giữa các quốc gia và thiết lập một hệ thống vận tải khu vực hiệu quả hợp nhất và hài hòa. Ngoài ra còn có Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc nhằm kết nối toàn bộ khu vực ASEAN. Đặc biệt khi cộng đồng kinh tế ASEAN viết tắt là AEC thành lập vào ngày 31/12/2015 cũng mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển logistics của khu vực. Sự kết nối ASEAN - Trung Quốc để phát triển thương mại trong toàn khu vực cũng thúc đẩy mạng lưới đường bộ kết nối giữa các thành phố lớn như Singapore - Penang - Bangkok - Hà Nội - Thâm Quyến với số lượng hàng
hóa luân chuyển lớn hơn.

Vận tải xuyên biên giới ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc giao hàng đúng lúc (just in time-JIT). Dịch vụ này sẽ phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của thương mại điện tử. Với lượng hàng giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng thì nhu cầu vận tải đường bộ sẽ ngày càng phát triển, đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tư đó giảm thời gian chuyển hàng trong giao thương với quốc gia có số lượng dân đông nhất trên thế giới hiện nay.

Việc tận dụng công nghệ thông tin cũng cần được lưu tâm khi sản phẩm ngày càng có chu kỳ sống tương đối ngắn, “leadtime” trở thành yếu tố vô cùng quan trọng. Việt Nam được xem như điểm đến của sản phẩm công nghệ như tập đoàn Samsung, LG, Electronics, Foxconn, Canon, Foster và các nhà cung cấp phụ kiện và là nơi phân bổ của các tập đoàn dệt may, da giày toàn cầu như Lear, Adidas, Nike, Levis hay các công
ty cung cấp sản phẩm cho các công ty xe hơi như GM, Honda, Toyota, Yamaha, TMT.

Điều này đặt ra yêu cầu về việc phát triển vận tải xuyên biên giới để có thể đưa hàng đến các thị trường tiêu thụ trong khu vực một cách nhanh chóng nhất

Hiệp ước vận tải xuyên biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong bao gồm: vận tải, cư trú, hải quan, kiểm dịch.

Các biện pháp tạo thuận lợi bao gồm: vận chuyển hàng hóa qua biên giới kiểm tra một cửa hệ thống điều hòa/tích hợp hệ thống trao đổi quyền giao thông cung cấp thông tin cho vận chuyển quá cảnh và di chuyển qua biên giới của người.

Hiệp ước này bao gồm 44 điều khoản chính 17 điều khoản phụ và 3 nghị định thư.

Tuy nhiên Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như:

- Giá cước vận tải của Việt Nam khá cao vì: các luồng phương tiện không cân bằng (phía Nam vận tải nhiều hơn phía Bắc). Chi phí qua biên giới trên một container khá cao: 350 - 450 USD/container bao gồm phí làm hàng, phí qua cổng hải quan, phí qua biên giới đối với hàng xuất nhập khẩu; chi phí đối với hàng quá cảnh thậm chí lên đến 600 - 700 USD/container. Bên cạnh đó, phân khúc vận tải ở biên giới hoặc xuyên biên giới vẫn chưa thực sự mở nếu không nói là khả năng gia nhập thị trường thấp. Kiến trúc thượng tầng ở biên giới bị giới hạn như cổng biên giới khá hẹp dòng xe đợi khá dài không đủ nhà kho và bãi hàng. Vấn đề về an ninh cũng khá phức tạp, bảo hiểm cho hàng quá cảnh bao gồm cả những dịch vụ trên đất liền cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc đều chưa được thực hiện. Rủi ro sẽ thuộc về các nhà vận tải.
- Các nội dung hợp tác phụ thuộc nhiều vào phía đối tác Trung Quốc.

- Thiếu trang thiết bị và kiểm soát phương tiện như các container depot trạm gom hàng lẻ cho hàng container lạnh, trạm sửa chữa và bảo trì container hoặc xe tải.

- Hiệp định vận tải xuyên biên giới/vận tải bộ trực tiếp: Giới hạn về khả năng của các nhà vận tải Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc xét về các điều luật ngôn ngữ và tư duy kinh doanh. Vẫn còn một số vấn đề khác như quy trình hải quan, kiểm định và kiểm dịch của Trung Quốc phải được đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình để giảm thiểu thời gian nhập khẩu vào Trung Quốc.

III – CÁC TUYẾN QUỐC LỘ TRÊN CẢ NƯỚC

Tổng hợp các tuyến quốc lộ (QL) trên cả nước VN:

QL1A > Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi - Qui Nhơn - Tuy Hòa - Ninh Hòa - Nha Trang - Cam Ranh - Phan Rang - Phan Thiết - Biên Hoà - Tp. Hồ Chí Minh - Tân An - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn

QL1B > Thái Nguyên - Đình Cả - Bắc Sơn - Đồng Đăng (Lạng Sơn)

QL2 > Phù Lỗ (Hà Nội) - Phúc Yên - Vĩnh Yên - Việt Trì - Tuyên Quang - Hà Giang

QL3 > Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Quảng Yên - Tà Lùng

QL4A > Lạng Sơn - Na Sầm - Thất Khê - Đông Khê - Cao Bằng

QL4B > Lạng Sơn - Đình Lập - Tiên Yên (Quảng Ninh)

QL4C > Hà Giang - Tam Sơn (Quản Bạ) - Yên Minh - Đồng Văn

QL4D > Mường Lay - Phong Thổ - Lai Châu - Tam Đường - Sa Pa - Lào Cai - - Mường Khương - - Bảo Thắng

QL5 > Hà Nội - Mỹ Hào (Hưng Yên) - Hải Dương - Hải Phòng

QL6 > Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La - Tuần Giáo (Điện Biên)

QL7 > Diễn Châu - Đô Lương - Anh Sơn - Con Cuông - Hòa Bình - Mường Xén - Cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An)

QL8 > Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cửa khẩu Kẹo Nưa (Hà Tĩnh)

QL9 > Đông Hà - Lao Bảo

QL10 > Yên Hưng (Quảng Ninh) - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Phát Diệm - Nga Sơn - Hậu Lộc - Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

QL12 > Điện Biên Phủ - Phong Thổ (Lai Châu)

QL13 > Tp. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Mỹ Phước - Bình Long - Lộc Ninh (Bình Phước)

QL14 > Đa Krông (Quảng Trị) - A Lưới (Huế) - Prao - Thạnh Mỹ - Khâm Đức (Quảng Nam) - Kon Tum - Pleiku - Buôn Ma Thuột - Bình Phước
QL14B > Đà Nẵng - Thạnh Mỹ (Quảng Nam)

QL14C > Plei Kần (Kon Tum) - Sa Thầy - Đức Cơ - Chư Prông (Gia Lai) - Ea Súp - Buôn Đôn (Đắk Lắk) - Đắk Mil (Đắk Nông)

QL15 > Mai Châu (Hòa Bình) - Quan Hóa - Lang Chánh - Yên Cát (Thanh Hóa) - Thái Hòa - Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn (Nghệ An) - Hương Khê (Hà Tĩnh) - Lệ Thủy (Quảng Bình) - Cam Lộ (Quảng Trị)

QL18 > Bắc Ninh - Chí Linh - Uông Bí - Hạ Long

QL19 > Quy Nhơn - Pleiku

QL20 > Đà Lạt - Di Linh - Bảo Lộc - Định Quán - Thống Nhất (Đồng Nai)

QL21 > Sơn Tây (Hà Tây) - Lạc Thủy (Hòa Bình) - Phủ Lý - Nam Định 

QL22 > Tp. Hồ Chí Minh - Thị trấn Củ Chi - Trảng Bàng - Gò Dầu - Cửa khẩu Mộc Bài

QL23 > Đông Anh (Hà Nội) - Mê Linh (Vĩnh Phúc)

QL24 > Đức Phổ (Quảng Ngãi) - Kon Tum

QL25 > Tuy Hòa (Phú Yên) - Chư Sê (Gia Lai)

QL26 > Ninh Hòa (Khánh Hòa) - Buôn Ma Thuột

QL27 > Phan Rang Tháp Chàm - Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà (Lâm Đồng) - Lắk - Buôn Ma Thuột

QL28 > Gia Nghĩa - Di Linh - Phan Thiết

QL30 > Cái Bè (Tiền Giang) - H.Cao Lãnh - TX.Cao Lãnh (Đồng Tháp)

QL31 > Lục Nam (Bắc Giang) - Đình Lập (Lạng Sơn)

QL32 > Hà Nội - Sơn Tây - Phú Thọ - Nghĩa Lộ - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường (Lai Châu)

QL34 > Hà Giang - Cao Bằng

QL37 > Yên Bái - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang) - Sao Đỏ, Chí Linh (Hải Dương)

QL38 > Bắc Ninh - Kẻ Sặt (Hải Dương) - Hưng Yên - Đồng Văn (Hà Nam)

QL39 > Hưng Yên - Đông Hưng (Thái Bình)

QL45 > Nho Quan (Ninh Bình) - Thanh Hóa

QL46 > Đô Lương - Thanh Chương - Nam Đàn - Hưng Nguyên - Vinh (Nghệ An)

QL47 > Sầm Sơn - Thanh Hóa - Triệu Sơn - Xã Xuân Phú (H.Thọ Xuân)

QL48 > Kim Sơn - Quỳ Châu - Thái Hòa - Diễn Châu (Nghệ An)

QL49 > A Lưới - Thuận An (Thừa Thiên Huế)

QL50 > Hồ Chí Minh - Cần Đước (Long An) - Mỹ Tho

QL51 > Bà Rịa - Biên Hòa

QL53 > Vĩnh Long - Vũng Liêm - Càng Long (Trà Vinh)

QL54 > Trà Vinh - Trà Ôn, Bình Minh (Vĩnh Long) - Lai Vung (Đồng Tháp)

QL55 > Bà Rịa - Hàm Tân (Bình Thuận)

QL56 > Bà Rịa - Long Khánh (Đồng Nai)

QL57 > Long Hổ (Vĩnh Long) - Chợ Lách (Bến Tre) - Mỏ Cầy - Thạnh Phú 

QL60 > Mỹ Tho - Bến Tre - Châu Thành, Tiểu Cần (Trà Vinh)

QL61 > Chơn Thành (Kiên Giang) - Vị Thanh (Hậu Giang)

QL62 > Tân An - Thạnh Hóa - Tân Thạnh - Mộc Hóa - Vĩnh Hưng (Long An)

QL63 > Cà Mau - Vĩnh Thuận - An Biên - Châu Thành - Rạch Giá

QL70 > Phố Ràng (Lào Cai) - Yên Bình (Yên Bái) - Đoan Hùng (Phú Thọ)

QL80 > Vĩnh Long - Sa Đéc - Thốt Nốt - Rạch Giá

QL91 > Cần Thơ - Long Xuyên - TX. Châu Đốc - Tịnh Biên

QL217 > Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) - Cẩm Thuỷ - Cành Nàng - Quan Sơn - Na Mèo

QL279 > Điện Biên Phủ - Phố Ràng - Bắc Quang - Na Hang - Ba Bể - Chi Lăng - Lục Ngạn - Bãi Cháy

Khoảng cách giữa các tỉnh thành Việt Nam

Để biết khoảng cách giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước các bạn có thể xem sơ đồ hình tháp dưới đây

Khoảng cách (km) giữa các tỉnh, thành phố là số nằm ở ô giao nhau (hàng ngang hoặc hàng dọc) của 2 tỉnh, thành phố đó.

Khoảng cách giữa các tỉnh thành VN (tính theo QL1)

Click vào hình để xem ảnh to hơn

Các tỉnh phía Bắc:

Các tỉnh phía Bắc:

Facebook Chat