VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
1. Hạ Tầng Giao Thông Đường Sắt
2. Dịch Vụ Giao Thông Đường Sắt
I - HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện nay như sau:
- Tổng chiều dài đường sắt: 3.161 km (Trong đó có 2.646 km đường chính tuyến và 515 km đường ga, đường nhánh).
- Diện tích nhà ga, kho ga: 2.029.837 m2.
- Diện tích ke ga, bãi hàng: 1.316.175 m2.
- Tốc độ kỹ thuật cầu đường bình quân trên các tuyến đường:
Các tuyến đường sắt (km/h)
- Tải trọng cho phép trên các tuyến đường:
Tải trọng cho phép trên các tuyến đường sắt
Hiện nay, chỉ còn lại một số rất ít đường nhánh nối với các cảng, các khu công nghiệp như: cảng Ninh Bình, cảng Vật Cách, cảng Hải Phòng, mỏ apatit Lào Cai, cảng ICD Lào Cai, cảng Việt Trì. Trên đường sắt quốc gia hiện còn khoảng trên 40 vị trí có đường nhánh nối các nhà máy, mỏ để vận chuyển các loại hàng hóa phục vụ các khu vực này đây là cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động vận tải logistisc.
Sau nhiều năm không khai thác, duy trì và nhiều lý do khác mà nhiều đường nhánh nối với các cảng biển, cảng sông như Cửa Lò, Tiên Sa, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Sài Gòn đã bị tháo dỡ và chưa được khôi phục lại.
Về quy hoạch
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015, trong đó quy hoạch đường sắt liên quan đến hoạt động logistics trong giai đoạn đến năm 2025 được cụ thể như sau:
+ Quan điểm phát triển:
Phát triển mạnh vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics và các công trình hỗ trợ cho vận tải hàng hóa; gắn kết kinh doanh vận tải đường sắt với kinh doanh ngoài vận tải đường sắt tại các nhà ga để tạo sự thuận tiện tối đa cho hành khách và vận tải hàng hóa.
+ Mục tiêu phát triển:
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và kết hợp các phương thức vận tải khác; tham gia vận tải công cộng tại các đô thị, thành phố lớn; cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nội - ngoại ô, nội vùng và đường dài thông suốt, nhanh chóng, an toàn, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước, giao lưu quốc tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Đến năm 2020:
Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế lớn.
+ Đến năm 2030:
Nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch: Diêu Trì - Nhơn Hội; Vũng Áng - Mụ Giạ kết nối với đường sắt Lào; cảng Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo; đường sắt vào cảng nội địa ICD Hương Canh (Vĩnh Phúc); Nam Định - Thịnh Long và khu kinh tế Ninh Cơ; đường sắt vào cụm cảng khu vực Bắc Trung Bộ (Nghi Sơn, khôi phục đường sắt xuống cảng Cửa Lò); đường sắt
vào cụm cảng khu vực Trung Trung Bộ (Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất); đường sắt vào cụm cảng khu vực Nam Trung Bộ (Quy Nhơn, Phan Thiết, khôi phục đường sắt từ ga Ngã Ba - cảng Ba Ngòi).
Quy hoạch đường sắt liên quan đến hoạt động logistics
II – DỊCH VỤ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Hoạt động chính của ngành đường sắt Việt Nam là kinh doanh vận tải đường sắt vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế; quản lý khai thác bảo dưỡng và sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Hoạt động trên tuyến đường sắt chuyên biệt theo trục Bắc - Nam và một số tỉnh thành phố phía Bắc song hơn 10 năm trở lại đây kết quả hoạt động kinh doanh của ngành đường sắt không khả quan. Vận
tải hành khách hàng hóa dọc tuyến Bắc - Nam và các tuyến ngắn từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận có xu hướng giảm sút do bị cạnh tranh bởi các loại hình vận tải khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vận tải đường sắt mặc dù đã cải tiến đảm bảo thời gian chạy tàu nhưng do giá vé chưa cạnh tranh được với hàng không giá rẻ và vận tải đường bộ cũng như độ đảm bảo an toàn chưa cao nên 9 tháng năm 2017 chỉ đạt 78 triệu lượt khách giảm 2% so với cùng kỳ năm trước và 3 tỷ lượt khách tăng 64%. Vận tải hàng hóa khả quan hơn vận tải hành khách, 9 tháng năm 2017 đạt 41 triệu tấn tăng 9% và 26 tỷ tấn tăng 116%.
Về đường sắt liên vận doanh thu lớn nhất hiện thuộc về hai tuyến đường sắt phục vụ vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là Yên Viên - Đồng Đăng và Yên Viên - Lào Cai. Tháng 6/2017 Trung Quốc bắt đầu khai trương đoàn tàu container Trung Á xuất phát từ Côn Minh đi Hà Khẩu đến Sơn Yêu (Trung Quốc) sang Lào Cai Yên Viên và cuối cùng là cảng Hải Phòng. Dù tổng quãng đường lên đến 862 km
nhưng thời gian di chuyển chỉ 4 ngày bao gồm cả thời gian làm thủ tục hải quan giao nhận tại 2 ga biên giới. Theo số liệu của Tổng công ty đường sắt Việt Nam 3 năm gần đây hàng liên vận quốc tế Việt - Trung bằng đường sắt tăng mạnh. Chỉ tính riêng tuyến Hà Nội - Côn Minh (tuyến phía Tây qua cửa khẩu Lào Cai) nếu năm 2014 tổng lượng hàng xuất - nhập mới đạt khoảng 14 nghìn tấn; năm 2015 tăng gấp hàng chục lần lên mức 366 nghìn tấn; năm 2016 là 386 nghìn tấn. Với việc mở thêm đoàn tàu container và rút ngắn thời gian vận chuyển dự kiến 2017 có thể tăng gấp đôi lên hơn 800 nghìn tấn. Theo số liệu của Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) năm 2016 tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt của đơn vị qua hai cửa khẩu Lào Cai và Đồng Đăng đạt 692 nghìn tấn. Trong đó khối lượng
hàng xuất 160 nghìn tấn và hàng nhập 532 nghìn tấn. 6 tháng đầu năm 2017 con số này đã đạt 443 nghìn tấn tăng 118% so với cùng kỳ.
Dịch vụ vận tải đường sắt chuyên container giữa Hoàng Cương (thành phố Nam Xương, Giang Tây, Trung Quốc) và ga Yên Viên (Hà Nội, Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/11/2017. Đoàn tàu gồm 33 container 40 feet vận chuyển các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô... Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu sẽ quay về Trung Quốc với các loại hàng hóa xuất sang Trung Quốc là nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử...
Đoàn tàu được làm thủ tục thông quan ở các ga đầu cuối và được làm thủ tục chuyển tiếp hải quan về ga đích tại ga biên giới hai nước. Chuyến tàu chuyên container trên đường sắt này giúp rút ngắn được thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống chỉ còn 4 ngày với thủ tục hải quan nhanh gọn, thuận tiện và đặc biệt là cước phí vận chuyển giảm 50% so với đường bộ. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục khai trương các đoàn tàu chuyên tuyến đến Việt Nam từ các thành phố khác của Trung Quốc. Đồng thời, hai bên cũng đang nỗ lực kết nối với các khách hàng để tiến hành vận chuyển hàng hóa tư châu Âu, Nga, các nước Trung Á chuyển tiếp qua Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại.
Một khó khăn là hiện nay do chưa được kết nối về khổ đường nên toa xe từ Việt Nam chạy khổ 1.000 mm sang đến Trung Quốc phải sang toa để chạy khổ 1.435 mm. Khi nối tuyến là phải hạ tải sang toa tốn nhiều chi phí. Phía Trung Quốc đã khai thông Đường sắt cao tốc Nam Ninh - Phòng Thành thời gian lưu thông chỉ mất 1 tiếng đồng hồ; đường sắt cao tốc Phòng Thành - Đông Hưng đã được khởi công trong năm 2017 đến năm 2020 sau khi hoàn thành đi tư Phòng Thành đến Đông Hưng chỉ mất 15 phút. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam cũng đang khảo sát lập dự án xây dựng đường lồng từ ga Lào Cai qua cầu Hồ Kiều để kết nối với khổ đường 1.435 mm đường sắt Trung Quốc. Đồng thời đang kêu gọi đầu tư giai đoạn 2 dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai.
Những dự án này cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc vận chuyển giữa hai nước bằng đường sắt Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải, tại ga Yên Viên đã hình thành một trung tâm logistics do Công ty IndoTrans đầu tư trên diện tích bãi hàng khoảng 20.000 m2. Tương tự, một trung tâm logistics đường sắt do Ratraco vận hành đang hoạt động ở khu vực ga Đông Anh.
III – CÁC GA TẦU TRÊN CẢ NƯỚC
DANH BẠ TUYẾN BẮC NAM |
||
Hà nội |
Thừa Thiên Huế |
Phú Yên |
DANH BẠ TUYẾN ĐỊA PHƯƠNG PHÍA BẮC |
|||
Hà nội - Hải Phòng |
Hà nội - Lào Cai |
Hà nội - Thái Nguyên |
Hà nội - Lạng Sơn |
- Hỗ trợ trực tuyến
- Hotline 1Yêu cầu dịch vụ1900.6568
- Hotline 2Khiếu nại dịch vụ1900.6568
- Follow us